Trước những thách thức ngày một gia tăng mà các đô thị trên thế giới đang phải đối mặt như dân số cơ học tăng nhanh; kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa bền vững; việc quản trị đô thị trong đó bao gồm công tác dự báo, quy hoạch điều hành còn nhiều bất cập; chất lượng phục vụ người dân chưa tốt trong khi khi nhu cầu về giáo dục, y tế, giao thông, môi trường, hành chính công ngày càng cao… nhiều quốc gia và thành phố lớn trên thế giới đã chuyển hướng sang việc ứng dụng CNTT và truyền thông như kết nối số, điện toán đám mây, IoT, dữ liệu lớn, di động, mạng xã hội…
Mục tiêu hướng tới là nhằm nâng cao năng lực thu thập, chia sẻ và phân tích dữ liệu phục vụ quản lý đô thị, phát huy hiệu quả nguồn lực con người, công nghệ để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, hình thành xu hướng xây dựng các đô thị thông minh.
Theo định hướng của Chính phủ Việt Nam, có thể lựa chọn nhiều hướng tiếp cận khác nhau cho đô thị thông minh, nhưng vẫn phải xoay quanh 5 mục tiêu chính gồm: đô thị thông minh sẽ giúp tăng trưởng kinh tế cao và bền vững hơn; môi trường sống của người dân tốt hơn; người dân có thể tham gia vào việc quản lý nhà nước và quản lý cuộc sống của chính mình; người dân được phục vụ tốt hơn; và phát triển bền vững kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và nhân lực.
VNPT khẳng định, là tập đoàn hàng đầu Việt Nam về Viễn thông - CNTT, để bắt kịp xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, VNPT đã tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng mạng băng rộng và siêu rộng trên cả mạng cố định và di động. Đây chính là yếu tố và cũng là hạ tầng cơ bản của đô thị thông minh. “Trên nền tảng đó, VNPT đưa các công nghệ mới vào vận hành hệ thống băng rộng và cố định để tạo ra các kết nối thông minh và cung cấp các dịch vụ, tiện ích thông minh, cung cấp các dịch vụ ứng dụng CNTT thông minh và quản trị sáng tạo để phục vụ hạ tầng cho một loạt dịch vụ hiện đại, đáp ứng tối đa các nhu cầu phát triển đô thị thông minh”, VNPT cho hay.
Cũng theo VNPT, với mục tiêu cốt lõi của đô thị thông minh là “sử dụng CNTT và truyền thông để nâng cao chất lượng sống, khả năng làm việc, và đảm bảo phát triển bền vững”, trong đó có 6 lĩnh vực trọng tâm được VNPT đề xuất để xây dựng đô thị thông minh cho nhiều tỉnh, thành phố trong thời gian vừa qua và nhận được đánh giá rất cao của chính quyền sở tại cũng như giới chuyên môn, đó là: Chính quyền số, Du lịch, an ninh an toàn, quy hoạch đô thị, giáo dục, giao thông, y tế và môi trường…
" alt=""/>VNPT đã hợp tác, tư vấn triển khai đô thị thông minh cho 27 tỉnh, thành phốMặc dù đã ra mắt đến đời iPhone thứ 10, nhưng mọi rắc rối về iPhone 6, cụ thể là hai lỗi “Bendgate” và “Touch Disease” dường như vẫn chưa chịu buông tha Apple. Thật vậy, bởi mới chỉ vài năm trước, iPhone 6 và 6 Plus đã lấy đi không biết bao nhiều giấy mực của báo đài về lỗi bẻ cong và hỏng cảm ứng. Và sự việc có vẻ như chưa hề kết thúc khi mới đây, báo Motherboard đã công bố nhiều thông tin từ một vụ kiện nhắm vào Apple, cho rằng Bendgate và Touch Disease có thể có liên quan đến nhau, và rằng hơn ai khác, Apple chính là người biết rõ nhất điều này ngay cả trước khi bán ra thiết bị.
Tình tiết mới được tìm thấy trong tài liệu công bố bởi Thẩm phán Quận Lucy Koh - cũng là vị thẩm phán đã chủ tọa phiên tòa xét xử vụ kiện giữa Apple với Samsung. Quay trở lại vụ kiện nêu trên, nguyên đơn cho rằng lỗi hỏng cảm ứng Touch Disease - vốn gây ra hiện tượng nháy chớp màn hình và mất cảm ứng trên iPhone 6 và 6 Plus - có liên quan trực tiếp tới cấu trúc vật lý và thiết kế yếu ớt của vỏ nhôm trên sản phẩm.
Khi Touch Disease được phát hiện lần đầu bởi các chuyên gia kỹ thuật hồi cuối năm 2016, rất nhiều người tin rằng nguyên do là bởi bộ điều khiển màn hình cảm ứng không được gắn chắc với bảng mạch trên iPhone, mà chỉ được dính bằng “underfill” - tên một chất dạng polyme hoặc lỏng thường dùng để gán dính nhựa PCB.
Trong đơn kiện của mình, nguyên đơn khẳng định rằng chính cấu trúc khung kim loại yếu của iPhone 6 và 6 Plus - vốn dĩ có thể dễ dàng bị bẻ cong chỉ bằng một cú rơi nhẹ hoặc qua sử dụng thông thường hằng ngày - là nguyên nhân khiến bộ điều khiển màn hình rơi lỏng ra khỏi bảng mạch.
Quan trọng hơn, nguyên đơn cáo buộc Apple rằng Táo khuyết tại thời điểm đó nhận thức hoàn toàn đầy đủ về thiết kế lỗi của mình, nhưng vẫn quyết định giới thiệu và bán ra iPhone 6 hồi năm 2014 dù biết rõ rằng Touch Disease sẽ sớm muộn trở thành vấn đề thực sự.
Theo thẩm phán Koh:“Quy trình kiểm tra nội bộ của Apple đã kết luận rằng iPhone 6 dễ bẻ cong hơn iPhone 5s (model iPhone ngay trước iPhone 6) 3,3 lần trong khi con số đó với iPhone 6 Plus lên tới 7,2 lần. Một trong số những lo ngại Apple đã xác định được trước khi tung ra iPhone 6 đó là việc thiết bị dễ bị bẻ cong hơn nhiều so với người tiền nhiệm”, điều mà theo lời Táo khuyết chỉ là “hiện tượng đã được tính trước”.
" alt=""/>Apple tiếp tục đối mặt với kiện tụng vì bị tình nghi “biết iPhone 6 dính lỗi từ trước khi bán ra”Ngoài việc chiến đấu để giành được tổng giá trị giải thưởng lên đến 200 triệu đồng cho hai game, đội vô địch sẽ đại diện Việt Nam tham gia vòng loại khu vực Châu Á và tranh tài với 11 đội tuyển từ các quốc gia khác.
Nếu tiếp tục thể hiện phong độ đỉnh cao tại vòng loại châu Á, đội chiến thắng có thể tiến vào vòng chung kết Grand Finals quy mô toàn cầu với tổng giải thưởng lên đến 500.000 USD sẽ diễn ra trong tháng 11/2017.
Vượt ngoài quy mô là một trong những giải đấu thể thao điện tử lớn nhất trong năm, ROG Master 2017 còn là hướng tới ý nghĩa cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào eSports trong nước cũng như trên thế giới, góp phần xây dung một môi trường thể thao điện tử chuyên nghiệp, lành mạnh..
" alt=""/>Ngày 8/7 bắt đầu đấu sơ loại giải game ROG Masters 2017 tại Việt Nam